Kinh tế Bitcoin

Hiện tại Bitcoin đang được xem như Vàng 2.0 vì có những tính chất sau của tiền tệ: Đáng giá, lưu thông, dự trữ, thanh toán.

Ngoài ra, khác với những đồng tiền được ban hành bởi chính phủ (tiền pháp định), Bitcoin có thêm những ưu điểm sau:

  • Không có ngân hàng trung ương: Tránh được tình trạng lạm phát khi ngân hàng trung ương in tiền cho các tổ chức tài chính và các tập đoàn vay khi làm ăn thua lỗ. Ví dụ, năm 1986, lượng tiền cơ sở của Việt Nam là 55 tỷ VNĐ thì năm 2016, lượng tiền này đã là 726.559 tỷ VNĐ.[75]
  • Không cần giao dịch qua kênh trung gian: Giảm thiểu chi phí ngân hàng và các kênh tài chính trung gian. Giao dịch tại bất kỳ thời điểm nào kể cả ngày nghỉ. Không ai có quyền đóng băng tài khoản hay ngừng giao dịch.
  • Gần như không thể tự tạo ra Bitcoin, nhưng có thể khai thác được Bitcoin - đặc tính quan trọng của vàng.
  • Không thể bị làm giả. Chi phí kiểm định chất lượng vàng rất cao, còn việc kiểm định Bitcoin không hề tốn chi phí nào.
  • Đơn vị tiền tệ có thể chia nhỏ ra tới mức gần như vô hạn, giúp cho việc thanh toán chính xác rất dễ dàng.
  • Ít nguy hiểm cho các cửa hàng chấp nhận giao dịch Bitcoin hơn vì giao dịch không thể bị bồi hoàn.
  • Bảo vệ môi trường khi không phải sản xuất tiền mặt. Hệ thống máy tính xử lý giao dịch Bitcoin tốn ít điện hơn nhiều so với hệ thống tài chính hiện tại.
  • Là đồng tiền thông minh: Có khả năng lập trình vào từng satoshi mục đích tiêu tiền hoặc tự kích hoạt với hợp đồng thông minh để tránh tham nhũng hoặc lừa đảo.

Theo giám đốc của Viện Nghiên cứu Tiền Tệ, Công nghệ và Tài chính thuộc Đại học California - Irvine, hiện tại người ta vẫn đang tranh luận xem Bitcoin có phải là tiền tệ hay không. Bitcoin thường được nhắc tới bằng các thuật ngữ: Tiền số, tiền ảo, tiền điện tử, tiền mã hóa. Các nhà báo và học giả cũng đang tranh cãi về việc nên gọi Bitcoin thế nào. Một số tờ báo tìm cách phân biệt tiền "thật" và Bitcoin, trong khi một số báo chí khác gọi Bitcoin mới là đồng tiền thực thụ.

Đầu tư Bitcoin

Xem thêm: Đầu tư

Có nhiều cách để có thể mua hoặc bán Bitcoin: đặt lệnh mua hoặc bán Bitcoin trên sàn giao dịch trực tuyến, hoặc trực tiếp thông qua người môi giới, hoặc tại các máy Bitcoin ATM.

Bitcoin thường được giao dịch như một dạng đầu tư. Có một số quỹ đầu tư đã quan tâm đến Bitcoin. Điển hình là: Công ty Bitcoin 21 Inc đã nhận 116 triệu đô la Mỹ đầu tư[76], Coinbase nhận 106,7 triệu đô la Mỹ[77], cá nhân Peter Thiel đã đầu tư 3 triệu đô la Mỹ và anh em nhà Winklevoss đã đầu tư 1,5 triệu đô la Mỹ. Những nhà đầu tư bao gồm các tên tuổi lớn như: quỹ Andreessen Horowitz, quỹ Khosla Ventures, quỹ Google Ventures, RRE Ventures, sàn NYSE, quỹ Pantera Capital, ngân hàng Goldman Sachs, sàn Nasdaq, ngân hàng BBVA[78].

Tại thời điểm cuối năm 2015, các nhà đầu tư lớn trên thế giới đã đầu tư tổng cộng trên 1 tỷ đô la Mỹ để phát triển các công ty Bitcoin.[79] Theo một nghiên cứu của Đại học Cambridge vào năm 2017, có khoảng 2,9 triệu đến 5,8 triệu người dùng toàn cầu sử dụng ví tiền mã hóa mà chủ yếu là Bitcoin.[80]

Việc đầu tư Bitcoin, cũng như các kênh vàng hay ngoại tệ, chứa đựng nguy cơ rủi ro và những lo ngại về một loại bong bóng tài chính trong lĩnh vực tiền tệ trên Internet. Barry Silbert, giám đốc điều hành Nasdaq Private Market, nhận định: Bitcoin là kênh đầu tư có rủi ro và lợi nhuận thuộc loại cao nhất hiện tại [81]. Các nhà kinh tế khuyến cáo các ngân hàng trung ương nên dành từ 0.01% tới 5% dự trữ ngoại hối của mình cho Bitcoin để phòng hộ các rủi ro về tiền tệ[82].

Các doanh nghiệp chấp nhận Bitcoin

Trong năm 2016, số lượng các doanh nghiệp chấp nhận Bitcoin đã vượt qua 122.000[83]. Tính đến tháng 12 năm 2014, các công ty lớn chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin bao gồm: Atomic Mall, Clearly Canadian, Dell, Dish Network, Dynamite Entertainment, Expedia, Microsoft, Newegg, PrivateFly, Overstock.com, Sacramento Kings, TigerDirect, Time Inc., Virgin Galactic, Valve và Zynga. Tính đến tháng 9 năm 2014, PayPal đã cho phép các doanh nghiệp ở Bắc Mỹ sử dụng hệ thống của họ để nhận thanh toán bằng Bitcoin.[84]

Tại Việt Nam, chỉ có một số ít dịch vụ chấp nhận Bitcoin. Tuy nhiên có rất nhiều doanh nghiệp toàn cầu cho phép người Việt Nam thanh toán bằng Bitcoin cho dịch vụ của họ, tiêu biểu là: Dịch vụ nạp thẻ điện thoại BitRefill, dịch vụ mua vé máy bay, đặt khách sạn và thuê ô tô tại Expedia[85], mua hàng trực tuyến tại OverStock, OpenBazaar hoặc tại các Dark Net Market[86], mua thẻ quà tặng tại Gyft, mua tên miền và dịch vụ máy chủ tại NameCheap, mua VPN tại BitVPN, mua quần áo thời trang tại ASOS, và một loạt các dịch vụ nhỏ khác tại Fiverr.

Tại thời điểm cuối năm 2016, đã có trên 800 máy Bitcoin ATM trên toàn cầu, phần lớn (500+) nằm tại Mỹ, và có 3 máy Bitcoin ATM tại Việt Nam.[87]

Tỉ giá Bitcoin

Tỉ giá của Bitcoin không được neo theo bất kỳ loại tiền tệ nào khác mà hoàn toàn phụ thuộc vào cung và cầu của thị trường. Bitcoin là một trong những loại tài sản có tính chất thị trường tự do thuần khiết nhất vì được giao dịch tự do với khối lượng rất lớn trên toàn cầu mà không bị kiểm soát.

Giá Bitcoin trong giai đoạn 2011, 2013 và 2017[88]

Theo giáo sư Mark T. Williams, trong năm 2014, biến động giá của Bitcoin cao gấp 7 lần vàng, 8 lần S&P 500, và gấp 18 lần đô la Mỹ[89]. Giá trị của Bitcoin đã trải qua nhiều chu kỳ bong bóng, ví dụ: Trong năm 2011, giá Bitcoin đã tăng lên từ 0,30 đô la Mỹ lên đỉnh điểm là 32 đô la Mỹ trước khi trở về mức 2 đô la Mỹ[26]. Nửa cuối năm 2012 và trong đợt khủng hoảng tài chính tại Cyprus, giá Bitcoin lại lên tới 266 đô la Mỹ trước khi trở về mức 50 đô la Mỹ[90]. Vào ngày 29 tháng 11 năm 2013, giá Bitcoin lên đỉnh điểm 1.242 đô la Mỹ[29]. Chỉ trừ năm 2014, từ năm 2009 tới 2016, Bitcoin là đồng tiền có giá trị tăng nhanh nhất thế giới. Tính từ năm 2009 tới năm 2016, giá Bitcoin đã tăng giá lên 1,269,730 lần.

Giá (bên trái, logarithm) và độ biến động (bên phải)

Có một số ứng dụng của Bitcoin không phụ thuộc vào biến động tỉ giá, ví dụ như là cá cược trực tuyến, trả tiền tip, hoặc thanh toán quốc tế. Những quỹ đầu tư mạo hiểm ủng hộ Bitcoin lập luận rằng việc tạo thêm tính thanh khoản bằng cách sử dụng những sàn giao dịch tần suất cao là cần thiết để giảm sự biến động của giá Bitcoin.

Có rất nhiều nguồn để theo dõi tỉ giá Bitcoin. Google đã tích hợp sẵn tỉ giá Bitcoin khi bạn điền vào công cụ tìm kiếm: 1 BTC to VND. Tuy nhiên đây là giá Bitcoin tại thị trường quốc tế, lấy trung bình từ các sàn giao dịch lớn như: Bitstamp, Coinbase, OKCoin.

Thanh toán

Không giống như thẻ tín dụng, chi phí gửi Bitcoin hoàn toàn tự nguyện trả bởi người gửi (không phải người nhận). Phí gửi Bitcoin càng cao thì giao dịch đó càng được mạng lưới ưu tiên xử lý trước. Phí thanh toán bằng Bitcoin rẻ hơn rất nhiều so với việc thanh toán thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản. Nếu thanh toán quốc tế qua thẻ tín dụng, phía doanh nghiệp sẽ mất 2-3% chi phí thanh toán thẻ và khách hàng sẽ mất khoảng 5% phí chuyển đổi ngoại tệ. Chí phí gửi tiền qua Bitcoin không phụ thuộc số lượng gửi, giúp cho Bitcoin trở nên rất hấp dẫn với những người muốn gửi tiền số lượng lớn. Ví dụ: Lượng bitcoin trị giá hàng triệu đô la Mỹ có thể gửi đi bất kỳ đâu trên thế giới chỉ với vài xu trả cho các thợ đào.

Tính thanh khoản

Tại thời điểm ngày 7 tháng 12 năm 2017, tổng vốn hóa của Bitcoin là hơn 241 tỷ đô la Mỹ, tổng khối lượng giao dịch trong 24 giờ của các sàn lớn tính phí là hơn 13,3 tỷ đô la Mỹ[91]. Để so sánh: Tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang là 101 tỷ đô la Mỹ và tổng khối lượng giao dịch là 334 triệu đô la Mỹ.[92]

Tính thanh khoản của Bitcoin (ước tính theo đô la Mỹ mỗi năm (thang đo logarithm).[93]

Kinh tế chính trị

Sự phân tán của tiền Bitcoin có nguồn gốc lý tưởng dựa trên trường phái kinh tế học Áo, đặc biệt được thể hiện trong cuốn sách "Tiền tệ không quốc hữu hóa" (Denationalisation of Money: The Argument Refined) của Friedrich von Hayek, khi mà ông ta tin tưởng vào một nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do trong việc sản xuất, phân phát, điều hành đồng tiền để chấm dứt sự độc quyền của các ngân hàng trung ương. Hệ tư tưởng này đối nghịch với kinh tế học Keynes, là lý do giải thích việc có một số nhà kinh tế được giáo dục trong hệ tư tưởng này không ủng hộ Bitcoin.[94]

Bitcoin được xem là có động lực chính trị hoặc tư tưởng bắt nguồn từ bản cáo bạch được viết bởi Satoshi Nakamoto. Ông nói: "Vấn đề gốc rễ với các loại tiền tệ thông thường là cần phải có sự tin tưởng để cho nó hoạt động. Ngân hàng trung ương phải được tin cậy rằng sẽ không phá giá tiền tệ, nhưng lịch sử tiền tệ pháp định đã cho thấy họ liên tục vi phạm điều này.[95]

Bitcoin có sức hút mạnh tới những người am hiểu công nghệ thuộc chủ nghĩa tự do cá nhân, bởi nó tồn tại ngoài tầm kiểm soát của hệ thống tài chính cổ điển và các chính phủ. Chính phủ càng cấm hoặc đánh thuế nó thì họ sẽ càng mất kiểm soát Bitcoin vì các giao dịch sẽ hoàn toàn chìm trong nền kinh tế ngầm, tương tự như thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên, khi xem xét số liệu tìm kiếm từ Google, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho sự liên quan giữa việc yêu thích Bitcoin và chủ nghĩa tự do cá nhân.[96]

Tại Mỹ, Bitcoin có sức hút từ phe cánh tả - những người cho rằng chính phủ và các ngân hàng là đại diện quyền lợi của giới tinh hoa, và các chính sách tiền tệ là để phục vụ những người đó[97], cho tới phe cánh hữu - những người chỉ trích chính phủ Mỹ trong đợt khủng hoảng kinh tế 2008, bởi chính phủ không điều hành được tốt đồng tiền của chính họ tạo ra[98]. Bitcoin được mô tả như là một thứ có thể cân bằng được lợi ích của những tập đoàn lớn với những người kinh doanh nhỏ[99]. Hai nhà báo Wall Street Journal đã nói về Bitcoin như là thứ có thể "giải phóng con người khỏi sự thống trị của niềm tin tập trung."[100] Sự tồn tại của Bitcoin chính là một lực đẩy bắt buộc tất cả các quốc gia quản lý tốt hơn nền kinh tế của mình.

Tranh cãi về lừa đảo Ponzi

Bản chất của mô hình Ponzi là lấy tiền của người sau trả lãi cho người trước. Có rất nhiều nhà báo khác nhau từ Việt Nam và quốc tế đã bày tỏ lo ngại rằng Bitcoin có thể là một mô hình lừa đảo đa cấp dạng Ponzi. Tuy nhiên, báo cáo từ World Bank năm 2014 kết luận rằng "trái với ý kiến của nhiều người, Bitcoin không phải là mô hình lừa đảo Ponzi"[101]. Trái với mô hình Ponzi, Bitcoin không có một chủ thể quản lý, không tồn tại các lời hứa đặc trưng cho lợi nhuận, và người dùng có thể bắt đầu với một số lượng nhỏ Bitcoin mà không tồn tại các gói đầu tư tối thiểu.

Mặc dù mạng lưới Bitcoin không phải là mô hình đa cấp, tuy nhiên, cần nhận biết rõ rằng các chủ thể có thể lợi dụng Bitcoin cho các hình thái lừa đảo riêng của họ như một dạng hàng hoá hoặc phương tiện thanh toán. Tại Việt Nam, hình thức lừa đảo Ponzi phổ biến nhất là kinh doanh đa cấp, chơi hụi, mô hình cho - nhận, chương trình đầu tư lợi suất cao (HYIP)[102]. Để lợi dụng uy tín có sẵn của Bitcoin trên thế giới, những mô hình này thường trá hình bằng cách gọi tên mạng lưới của mình là 1 sàn giao dịch Bitcoin mặc dù mô hình đó không có chức năng chính để chuyển đổi tiền tệ, qua đó làm cho công chúng nhầm lẫn với mạng lưới Bitcoin thực sự. Về bản chất thì những mô hình Ponzi này chỉ sử dụng Bitcoin giống như đô la Mỹ hay vàng để nhận đầu tư một cách lừa đảo và sẽ đột nhiên biến mất vào một thời điểm khó biết trước. Bitcoin là 1 phương tiện thanh toán yêu thích của các mô hình Ponzi vì phương thức thanh toán này ẩn danh, không thể bị bồi hoàn, và không bị các quy định pháp luật ràng buộc. Vào tháng 9 năm 2014, Ủy ban Chứng Khoán và Sàn Giao Dịch Mỹ (SEC) đã tuyên phạt công ty và chủ tịch Bitcoin Savings and Trust 40 triệu đô la Mỹ vì đã điều hành 1 mạng lưới Ponzi sử dụng Bitcoin trả lãi 7% mỗi tuần từ năm 2011 tới năm 2012.[103]

Cáo phó

Có rất nhiều cá nhân, mặc dù không hiểu rõ về Bitcoin, yêu thích việc bôi xấu hình ảnh Bitcoin khi cố ý gắn liền nó với lừa đảo đa cấp, lừa đảo Ponzi[104], đồng tiền tài trợ khủng bố,... bằng những luận điểm không khoa học. Việc này được giải thích trên tâm lý chối bỏ sự sợ hãi khi phải đối mặt với sự thay đổi, với thứ không quen thuộc của con người. Họ yêu thích việc tuyên bố rằng Bitcoin "đã chết". Tính tới tháng 1 năm 2016, Bitcoin đã được cáo phó tới 89 lần trong 7 năm tồn tại[105]. Tạp chí Forbes công bố Bitcoin "chết" vào tháng 6 năm 2011[106], tiếp theo là Gizmodo Úc vào tháng 8 năm 2011[107]. Tạp chí Wired tuyên bố nó đã "hết hạn" vào tháng 12 năm 2012. Reuters công bố một "cáo phó" cho Bitcoin trong tháng 1 năm 2014. Tháng 1 năm 2015, báo Telegraph tuyên bố "thí nghiệm Bitcoin đã kết thúc"[108]. Giám đốc phát triển kinh doanh điện tử của Isle of Man cho rằng: "Các báo cáo về cái chết của Bitcoin đã bị thổi phồng quá đáng"[109]. Tuy nhiên, xu hướng chung của công luận sau một thời gian tìm hiểu về Bitcoin là đều theo hướng tích cực. Trong thời gian gần đây, các báo trên đều đưa những bản tin tốt cho Bitcoin.

Phân loại Bitcoin trong danh mục tiền tệ

Tiền điện tử là một dạng tiền tệ mà được trao đổi và lưu trữ bằng hệ thống điện toán, thay vì các đồng tiền vật lý như là các đồng xu hay tiền giấy. Theo Ngân hàng Trung ương châu Âu, tiền ảo thường là "tiền điện tử", mặc dù có một số ngoại lệ như coupon, phiếu mua hàng và thẻ cào điện thoại có kèm theo cả định dạng vật lý.

Tiền ảo là một lớp con của tiền điện tử nhằm chỉ những đồng tiền điện tử không pháp định, chủ yếu được sử dụng trong truyền thông để nhắc tới một số loại tiền điện tử một cách tiêu cực khi phân biệt với tiền pháp định.

Tiền mã hoá là một loại tiền điện tử mà sử dụng thuật toán mã hoá để đảm bảo an ninh cho các giao dịch và để điều khiển việc phát hành tiền. Bitcoin là một loại tiền mã hoá.[110]

Không phải tất cả tiền ảo đều là tiền mã hoá. Bitcoin là loại tiền mã hoá phân cấp. Bản chất của Bitcoin khác hẳn các loại tiền tập trung mà được một tổ chức đứng ra điều hành, do đó tránh được khả năng lừa đảo do tổ chức đó độc quyền quản lý việc phát hành tiền.

Các loại tiền
theo ECB [111]
Định dạng
Vật lýĐiện tử
Không mã hoáMã hoá
Tình trạng
pháp lý
Không quản lýTập trungCoupon

(Các loại tem phiếu mua hàng)

Coupon trên Internet (Muachung, Hotdeal, Groupon,...) [note 1]Libra (Facebook)
Dặm bay, điểm thưởng (Vietnam Airlines, HSBC,...)
Tiền địa phương

dùng trong cộng đồng

("Local currency")

(Chip Poker, xèng SEGA,...)

Các loại tiền ảo được quản lý tập trung (vCoin, WoW Gold, Onecoin, iFan,...) [note 2]

Các loại thẻ trả trước, mã số thẻ cào (Viettel, Vinaphone,...)

Tiền điện tử tập trung (USD trong Perfect Money/WMZ/BTC-e,...)

Phân cấpTiền hàng hoá vật lý
(vàng, bạc, vỏ sò, gạo, muối,...)
Ripple, Stellar[112]Các loại tiền mã hoá phân cấp
(Bitcoin, Litecoin, Ethereum,...)
Bị quản lýTiền giấy và xu ("cash")
(tiền pháp định)
Tiền điện tử (VNĐ trong ví MoMo/Ngân Lượng, USD trong Paypal,...)Venezuela Petro[113]
Tiền pháp định gửi tại ngân hàng (VNĐ, USD,...)
  1. Các loại tiền ảo nằm trong ô màu xanh dương.
  2. Các loại tiền ảo quản lý tập trung có nguy cơ lừa đảo Ponzi cao do tồn tại một tổ chức có toàn quyền phát hành tiền.